Bạn có biết rằng trên thế giới hiện nay đã phát hiện được trên 22.000 loài kiến, trong đó riêng ở châu Á của chúng ta đã có đến 2080 loài. Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã phát hiện ra 379 loài kiến bản địa và nhiều loài kiến khác tới từ các nước lân cận. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Hạnh Long Pest Control khám phá: “Top 7 các loài kiến thường gặp nhất tại Việt Nam” nhé!
Nội dung
ToggleTop 7 các loài kiến thường gặp
Dưới đây là thông tin chi tiết về các loài kiến mà bạn thường gặp nhất tại nước ta:
1. Kiến lửa – Solenopsis Spp
Kiến lửa có màu nâu đồng trên đầu, thân, phần bụng sẽ có màu nâu sẫm hơn. Trên đầu kiến có phần râu được chia thành 2 bên rõ rệt, rất dễ để quan sát. Kiến lửa có kích thước khá nhỏ với kiến chúa chỉ dài khoảng 5/8 và 1/8 – 1/4 inch với kiến thợ.
Nguồn thức ăn chính của kiến lửa là xác động vật, côn trùng và các dịch, chất ngọt, chất béo, protein. Tổ của loài kiến này là một ụ đất cao đến 40cm ở bên cạnh thường ở gần quanh các khúc gỗ, tấm ván. Khi bị chọc tức, kiến lửa khá hung hăng và sẽ tấn công ngay lại, các vết chích của loài kiến này rất đau, có thể gây ra mụn nhọt. Kiến lửa được xem là một loài phá hoại nông nghiệp, cây trồng và kết cấu công trình.
Kiến lửa chúa có thể đẻ tới 1500 trứng/ngày, trứng sau khi đẻ sẽ nở trong vòng 8 – 10 ngày. Khi nở, ấu trùng sẽ ăn các chất tiết ra từ các tuyến nước bọt của kiến chúa hay một số cơ cánh gãy. Sau một thời gian, chúng kết kén và cần khoảng 9 – 16 ngày trước khi thoát ra để trở thành một con kiến lửa trưởng thành.
2. Loài kiến đen – Ochetellus
Là một trong các loài kiến vô cùng phổ biến tại Việt Nam, kiến đen có thân bóng, đen và có chiều dài từ 2.5mm cho đến 3mm. Kiến đen thường thích tìm kiếm thức ăn từ rác, phân chó hay các thức ăn trong nhà bếp. Chính vì vậy mà loài kiến này có khả năng lây lan các bệnh di truyền, vi khuẩn mất vệ sinh vào nguồn thức ăn của chúng ta, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, ví dụ như bệnh khuẩn salmonella.
Khi kiến đen đẻ trứng cần gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm, nhiệt độ để trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng có phần đầu hẹp, chúng được các kiến trưởng thành nuôi cho đến khi kết kén và phá kén trưởng thành. Thời gian từ khi kiến đen đẻ tới lúc trưởng thành cần tối thiểu 6 tháng, trứng nếu được thụ tinh sẽ trở thành con cái, nếu không sẽ trở thành con đực.
3. Kiến hôi (hay kiến riệng) – Tapinoma Sessile
Kiến hôi hay kiến riệng thường có màu nâu hoặc đen, thân dài từ 1/16 đến 1/8 inch với 6 chiếc chân. Râu của loài kiến này có đến 12 đốt, kết thúc bằng một đầu chùy to. Khi giẫm vào kiến hôi sẽ tiết ra một mùi rất đặc trưng, khá tương tự mùi dừa, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới cái tên của loài kiến này.
Về vòng đời, kiến hôi cần 34 – 38 ngày để từ trứng trở thành con trưởng thành. Tuy nhiên, đây là một trong số các loài kiến sống thọ nhất, có thể lên tới nhiều năm.
Kiến hôi sinh sống trong bầy có số lượng cá thể dao động từ 100-10.000 con. Chúng yêu thích các đồ ăn có đường, thực phẩm và đồ ăn vật nuôi. Bạn có thể bắt gặp tổ của loài kiến này trên cây, ở trong nhà hay một số địa điểm nóng, khô khác.
Xem thêm: Mối là con gì?
4. Loài kiến ma – Tapinoma Melanocephalum
Sở hữu cái tên khá độc đáo, kiến ma có phần chân, bụng mờ nhạt, xanh xao giống như một bóng ma, chiều dài của loài kiến này khoảng 16mm. Kiến ma thích các thực phẩm trong bếp, đặc biệt là các chất ngọt, chất nhớp hay côn trùng tiết dịch ngọt.
Bạn có thể tìm thấy loài kiến này trong các hốc tường, chậu hoa, vỏ cây, tủ bếp,… hay bất cứ một vật gì đậy úp trên mặt đất. Một điểm độc đáo của kiến ma chính là chúng sinh sản liên tục và không cố định thời gian theo mùa như một số các loài kiến khác.
5. Kiến đường – Tetramorium Caespitum
Cái tên tiếp theo trong danh sách các loài kiến phổ biến nhất Việt Nam thuộc về kiến đường. Loài kiến này có màu đen nhạt hoặc nâu đen, thân dài 1/8 inch với 6 chân. Bạn dễ dàng phân biệt kiến đường với các loài kiến khác thông qua 2 gai ở sau lưng cùng 2 đốt ở trên phần cuống nằm giữa ngực và bụng. Ngoài ra, chúng còn có một đường rãnh trên đầu cùng 2 râu, mỗi râu có 12 đốt.
Thức ăn của kiến đường khá tạp, chúng ăn hầu hết các thực phẩm mà con người sử dụng cũng như thức ăn của các vật nuôi trong nhà. Bạn có thể bắt gặp những chú kiến này đi kiếm ăn vào ban đêm, trên các đường ống, dây điện. Kiến đường làm tổ ở nhiều nơi, bao gồm cả bãi cỏ, khe đá, dọc lối đi, ván gỗ ốp tường,..
Một đàn kiến đường sẽ có nhiều kiến chúa, các kiến chúa này luôn thực hiện phân đàn quanh năm. Từ khi còn là trứng, kiến đường sẽ cần mất 6 – 8 tuần để phát triển thành một con kiến trưởng thành.
Xem thêm: Con dĩn là con gì?
6. Loài kiến thợ mộc – Camponotus Pennsylvanicus
Kiến thợ mộc có màu đen nhạt hoặc đen đỏ, dài 1/4 inch với kiến thợ và 1/2 inch với kiến chúa. Loài kiến này cực yêu thích làm tổ tại các khu vực bên trong của gỗ, có lúc chúng cắn rỗng cả 1 chiếc cây để làm tổ cho mình.
Thức ăn chủ yếu của kiến thợ mộc là dịch ngọt từ cây, hoa quả hay xác côn trùng, chúng cũng bị thu hút bởi thực phẩm chứa chất ngọt, thịt, đồ có dầu, mỡ. Loài kiến này khá nhút nhát, thường lẩn tránh con người và không biết chích như các loài kiến khác.
Kiến thợ mộc cần 6 – 12 tuần để phát triển từ trứng tới con trường thành. Để tạo nên một đàn kiến lớn, có tính ổn định cao thì loài kiến này thường phải mất tới 3 – 6 năm xây dựng, khá lâu so với kiến lửa, kiến đen hay kiến hôi,…
7. Kiến Pharaoh – Monomorium Pharaonis
Cuối cùng trong danh sách top các loài kiến thường gặp nhất ở Việt Nam, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài kiến Pharaoh. Kiến Pharaoh có màu nâu vàng, bụng nâu ở kiến thợ; còn với kiến đực là màu đen, có cánh; kiến chúa là màu đỏ sậm có cánh. Kiến Pharaoh sở hữu 2 chiếc râu lớn, mắt đen và 6 chân.
Thức ăn của kiến Pharaoh là những thực phẩm có hàm lượng protein cao như thịt, máu, xác côn trùng, mỡ,… Loài kiến này đi kiếm ăn theo đàn, chúng xây hang ở sâu trong các khu vực nóng, ẩm như hốc nhà.
Một kiến Pharaoh chúa có khả năng đẻ 3500 cá thể trong một vòng đời, chính bởi số lượng này mà đàn kiến có thể lên tới 300.000 con. Cũng giống kiến đường, kiến Pharaoh cũng có nhiều kiến chúa và phân đàn quanh năm.
Xem thêm: Nhện nhà có nguy hiểm hay không?
Dịch vụ diệt kiến uy tín tại Hạnh Long Pest Control
Không phải loài kiến nào cũng vô hại, có rất nhiều loài kiến sinh sống làm tổ gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình, một số khác thì đem vi khuẩn, nguồn bệnh vào thức ăn của chúng ta. Chưa kể đến có nhiều loài kiến độc, chúng tấn công và gây hại tới sức khỏe của con người và vật nuôi.
Nắm được những rắc rối này, Hạnh Long Pest Control đã cung cấp dịch vụ diệt kiến tại nhà với cam kết mang tới hiệu quả 100% cùng mức giá vô cùng phải chăng. Chúng tôi hiện đang cung cấp dịch vụ ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn hữu ích nhằm diệt trừ mối nguy hại do kiến gây ra tại:
- Địa chỉ: Số 22/9, Đường Số 98, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM.
- Trụ sở: Số 26, Đường 13, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
- Số hotline/Zalo: 0933.650.679
Trên đây là chia sẻ về: “Top 7 các loài kiến thường gặp nhất tại Việt Nam” của Hạnh Long Pest Control. Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập website của chúng tôi để theo dõi thêm những nội dung mới nhất trong series về các loại côn trùng phổ biến nhé !