Tìm hiểu về loài mối – Nỗi lo ngại của mọi công trình

Mối (tên khoa học: Isoptera) là một loài côn trùng sống theo đàn và có sức phá hoại cao, gây ảnh hưởng tới chất lượng của công trình và tài sản. Vậy mối gồm có những loài nào? Tổ chức xã hội ra sao?,… Hãy cùng Hạnh Long Pest Control tìm hiểu chi tiết hơn về loài mối thông qua bài viết ở dưới đây!

Đôi nét tổng quan về loài mối

Mối là một loài côn trùng có họ hàng gần với gián, chúng sống thành đàn có có tính xã hội cao. Thức ăn yêu thích của mối là cellulose, do đó mà chúng rất thích ăn các vật dụng làm từ gỗ – đây cũng là nguyên nhân chính khiến chúng trở thành một loài côn trùng gây hại.

Tập thể đàn mối có thể được ví như một vương quốc với đầy đủ: Quốc vương (mối chúa),  người dân (mối thợ) và người canh gác lâu đài (mối lính). Dựa theo nhiều nghiên cứu, tổ tiên của loài mối đã đặt chân trên trái đất từ hàng triệu năm trước, có quan hệ họ hàng gần gũi với loài gián ăn gỗ thuộc chi Cryptocercus. 

Ảnh loài mối 1

Về ngoại hình, sẽ có sự khác nhau giữa mối sinh sản và mối vô sinh:

Mối sinh sản (mối chúa, mối cánh, mối dự bị): Là nhóm mối có phần đầu phát triển, có mắt đơn, mắt kép cùng phần râu hình chuỗi hạt. Phần ngực mối sinh sản có 3 đốt (tương ứng với 3 cặp chân, với mối cánh sẽ có thêm cặp cánh ở trên đốt giữa). Phần bụng mối có 10 đốt, đốt bụng cuối là nắp sinh dục có đi kèm một đôi gai đuôi. Mối chúa trong thời gian sinh sản sẽ có phần bụng to gấp nhiều lần cơ thể (60-70mm)

Mối vô sinh (mối thợ, mối lính): Là nhóm mối có phần đầu kém phát triển hơn, có mắt đơn nhưng mắt kém đã bị thoái hóa. Chiều dài nhóm mối này chỉ trong khoảng từ 4 – 11mm. Mối thợ khi còn non sẽ có màu trắng sữa và sẽ dần chuyển thành nâu sậm khi chúng lớn lên. Còn mối lính có đầu lớn hơn cùng với một cặp kìm lớn trên đầu để thực hiện chức năng bảo vệ cho tổ mối.

Các loài mối phổ biến hiện nay

Ảnh loài mối 2

Trên thế giới hiện hiện đã phát hiện và phân loại được hơn 2700 loài mối phân bố ở nhiều quốc gia và vùng lãnh tổ. Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã tìm thấy tổng cộng 200 loài mối với 10 loại gây ra những vấn đề chính cho công trình, cụ thể gồm có:

  • Coptotermes gestroi
  • Coptotermes sepangensis
  • Microtermes pakistanicus
  • Schedorhinotermes sp
  • Coptotermes havilandi
  • Coptotermes kalshoven
  • Coptotermes curvignathus
  • Macrotermes gilvus
  • Microcerotermes sp.
  • Globitermes sulphureus

Xã hội của loài mối gồm những thành phần nào?

Như đã đề cập ở trên, xã hội của loài mối như một vương quốc với mối chúa, mối thợ và mối lính. Cụ thể:

1. Mối chúa/mối hậu

Ảnh loài mối 4

Chức năng chính của mối chúa là sinh sản. Ban đầu, mối chúa là những con mối cánh, khi đến độ tuổi nhất định, chúng sẽ bay rời khỏi đàn đến một địa điểm mới, rụng cánh và tiến hành tìm môi trường phù hợp để tiếp tục sinh sản. Mối chúa sẽ chăm sóc con cái cho đến khi chúng đủ trưởng thành để đảm nhiệm các chức năng của mình trong tộc đàn.

2. Mối thợ

Mối thợ là nhóm chiếm số lượng lớn nhất trong vương quốc mối. Chúng đảm nhiệm vai trò xây dựng  tổ, cho mối con ăn, vệ sinh tổ, kiếm ăn,… Mối thợ là tác nhân chính phá hoại và làm ảnh hưởng tới công trình, tài sản.

3. Mối lính

Ảnh loài mối 3

Đảm nhiệm vai trò bảo vệ và canh gác tổ mối khỏi các tác nhân có phá hoại đến tộc đàn. Mối lính được trang bị một bộ hàm lớn cùng chất dịch dính, có độc để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ của mình.

icon mũi tên Xem thêm: Dịch vụ diệt mối tại Long An

Vòng đời và tuổi đời trung bình của loài mối

Mối là một loài côn trùng có tuổi đời khá cao: Với mối vua là 25 năm, mối vua là 10 năm và với mối thợ, mối lính là 1 – 2 năm trong điều kiện sinh sống lý tưởng. Về dòng đời, mối có 3 giai đoạn sinh trưởng chính gồm: trứng – ấu trùng – mối trưởng thành.

Ảnh loài mối 5

  • Giai đoạn trứng: Trứng mối có hình bầu dục, nhỏ và có màu trắng. Trứng từ khi được mối chúa sinh ra sẽ nở sau khoảng 30 – 60 ngày.
  • Giai đoạn ấu trùng: Sau khi nở, ấu trùng mối có màu trắng và sẽ đậm dần khi chúng lớn hơn. Ấu trùng mối cũng ăn cellulose nhưng cần sự chăm sóc, cho ăn tới từ mối thợ. Sau nhiều lần lột xác, ấu trùng mới có thể biến thành mối trưởng thành.
  • Giai đoạn trưởng thành: Mối trưởng thành có kích thước chuẩn và có đầy đủ các bộ phận để đảm nhiệm đúng chức năng của mình trong đàn.

Mối gây hại thế nào đến công trình và tài sản của chúng ta?

Ảnh loài mối 6

Mối có thể xâm nhập vào công trình thông qua các vết nứt, khe hở trong nhà, hệ thống nước ngầm hay thông qua các đồ vật gỗ có chứa sẵn chúng. Bạn có thể phát hiện sự xuất hiện của chúng tại công trình thông qua các đụn phân nhỏ, có ngọn ở xung quanh công trình, đồ dùng trong nhà.

Các ảnh hưởng của loài mối đối với chúng ta là vô cùng to lớn, chúng phá hoại và gây ảnh hưởng tới:

  • Phá hoại nhà ở, sách vở, vải,  tài liệu, đồ nội thất,… gây ảnh hưởng tới kinh tế
  • Mối đục rỗng gỗ từ trong ra ngoài, gây ảnh hưởng tới các công trình xây dựng bằng gỗ. Nghiêm trọng nhất có thể gây đến sập công trình, gây hại tới công trình lẫn tính mạng con người
  • Mối đào tổ dưới lòng đất, làm đất dễ sụt, lún khi trời mưa, bão,… Về lâu dài, việc này có thể làm sụt nền nhà hay  gây sập công trình.
  • Ngoài ảnh hưởng tới công trình, mối còn gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh về da cho con người.

Trên đây là những thông tin thú vị liên quan đến loài mốiHạnh Long Pest Control muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về mối phá hoại công trình, hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn dịch vụ diệt mối tận gốc sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 22/9, Đường Số 98, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Thành phố HCM.
  • Trụ sở: Số 26, Đường 13, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM.
  • Hotline: 0933.650.679
Bài viết liên quan

Liên hệ dịch vụ

Lên đầu trang